Du học Ba Lan lầ lựa chọn ly tưởng của rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Bởi lẽ Ba Lan không chỉ có một nền giáo dục tiên tiến, mà còn là một đất nước thanh bình và xinh đẹp.
Nếu như bạn đang có dự định và sắp trở thành du học sinh Ba Lan thì cần chuẩn bị những gì để có thể nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới.
Kinh nghiệm du học Ba Lan sẽ dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình sinh sống và học tập tại Ba Lan, các bạn cùng tham khảo nhé!
Khó khăn gì khi đi du học Ba Lan
Hầu hết các sinh viên mới sang Ba Lan đều gặp những khó khăn và bỡ ngỡ trong thủ tục hành chính như: đăng ký họ khẩu thường trú, lấy mã số cá nhân, đăng ký bảo hiểm sức khỏe, mở tài khoản ngân hàng, mua vé tháng xe buýt,…
Sống một mình tại một nơi mới, bạn sẽ phải dùng 200% năng lượng để tự mình vừa học vừa chăm sóc bản thân mà không nhận được sự giúp đỡ từ xung quanh do thời gian đầu bạn còn chưa quen ai.
Rào cản về ngôn gữ khiến bạn khó khăn trong việc học hỏi, giao tiếp từ các anh chị khóa trên. Đồng thời làm giảm đi sự gắn kết với mọi người xung quanh. Dù đã ở Ba Lan rồi thì việc luôn trau dồi ngôn ngữ cho bản thân là rất quan trọng.
Có lẽ việc khó khăn nhất là thủ tục khi đi học. Tất cả các giấy tờ của bạn phải nộp tại sở giáo dục thành phố, thường thì họ sẽ gây khó dễ, yêu cầu bạn thêm điều gì đó chứ rất ít trường hợp họ cho qua ngay.
Việc khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Ba Lan cũng sẽ khiến bạn cảm thấy bị lạc lõng và khó hòa nhập ở thời điểm mới sang học tập.
Chuẩn bị hồ sơ du học Ba Lan như thế nào?
Quá trình chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ đi du học là vô cùng quan trọng. Bạn cần phải nắm rõ được hồ sơ xin nhập học Ba Lan bao gồm những gì?
Giấy tờ cần thiết chuẩn bị hồ sơ du học bao gồm:
- Bằng cấp và bảng điểm (có dịch thuật sang tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan và có công chứng)
- Resume
- Chứng chỉ ngoại ngữ IELTS hoặc TOEFL đạt trình độ theo đúng yêu cầu tuyển sinh
- Thư nguyện vọng/ thư giới thiệu
- Kế hoạch học tập (có thể yêu cầu hoặc không, thường sẽ yêu cầu đối với những bạn học hệ đại học)
- Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc
- Hộ chiếu
- Đơn xin thị thực và 2 ảnh thẻ
- Bảo hiểm với giá trị nhỏ nhất là 30.000 euro có thời hạn 3 tháng kể từ ngày bắt đầu nhập cảnh đến Ba Lan.
- Sao kê ngân hàng trong 6 tháng gầ nhất (nhằm mục đích chứng minh tài chính đủ để du học Ba Lan)
- Bản kê khai thuế
- Giấy tờ xác nhận lưu trú của đương đơn
Quy trình làm hồ sơ du học Ba Lan bao gồm những bước sau:
- Bước 1: Xin thư mời/ thư giới thiệu từ trường học ở Ba Lan
- Bước 2: Đóng học phí theo yêu cầu của trường. Bạn sẽ nhận được biên lai đóng tiền gốc cùng với thư mới cho sinh viên. (Học phí 1 năm trung bình khoảng 3500 euro, tùy thuộc vào từng chương trình học mà bạn lựa chọn)
- Bước 3: Đặt lịch nộp hồ sơ visa online tại website của đại sứ quán Ba Lan.
- Bước 4: Tham gia phỏng vấn xin visa trực tiếp
- Bước 5: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin visa đầy đủ như đã nêu ở trên và nộp đúng lịch hẹn
- Bước 6: chuẩn bị xuất nhập cảnh và tham gia học tập tại Ba Lan.
Lưu ý quan trọng khi đi du học Ba Lan
Dưới đây là một số những lưu ý quan trọng khi đi du học Ba Lan
Chuẩn bị hành lý: Bạn cần phải có một list cụ thể những vật dụng cần thiết và sắp xếp một cách gọn gàng nhất.
- Hành lý ký gửi: quần áo, giày dép, đồ ăn, gia vị,…
- Hành lý xách tay: Hộ chiếu, Giấy tờ quan trọng, điện thoại/ máy ảnh/ laptop, tiền mặt
Khí hậu ở Ba Lan vào mùa đông khoảng từ âm 2 độ C đến 5 độ C, lạnh hơn ở Việt Nam rất nhiều vì vậy mà bạn cần phải chuẩn bị kĩ hơn vào mùa đông, mùa hè từ 20 -25 độ, mát mẻ hơn ở Việt Nam.
Ở Ba Lan đi bộ nhiều, do đó các bạn nên chuẩn bị giày thể thao. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị thêm 1 bộ trang phục lịch sự như áo dài cho nữ và vest cho nam.
Phương tiện giao thông: Khá đa dạng và thuận tiện, bạn có thể sử dụng di chuyển bằng xe buýt, xe điện hoặc tàu điện ngầm.
Nơi ở: Các du học sinh có thể ở tại ký túc xá hoặc thuê căn hộ ở ngoài tùy thuộc vào tài chính của mỗi người.
- Ký túc xá: là lựa chọn rẻ nhất, mỗi tháng bạn chỉ mất khoảng từ 150 – 200 euro/ tháng nếu như bạn thuê riêng. Nếu như bạn ở chung thì chi phí còn rẻ hơn rất nhiều.
- Thuê căn hộ ở ngoài: chi phí thuê căn hộ phụ thuộc vào vị trí thành phố, quy mô và cơ sở vật chất mà bạn lựa chọn. Giá thuê căn hộ dao động khoảng 150 – 200 euro/ tháng cho một căn hộ nhỏ. Với căn hộ lớn hơn thì khoảng 300 – 350 euro/ tháng.
Văn hóa: Người Ba Lan rất thân thiện và hiếu khách, đặc biệt là đối với người nước ngoài. Họ không ngại khi giới thiệu về văn hóa – nghệ thuật của nước mình và họ thích tặng quà vào các dịp sinh nhật, giáng sinh,…
Bạn nên chào hỏi phụ nữ trước rồi mới đến đàn ông có địa vị, tuổi tác ở tại các bữa tiệc, găp gỡ nhỏ.
Ba Lan rất đề cao tính lịch sự và trung thực. Dù là người trẻ tuổi hay già thì những người gặp lần đầu đều xưng hô bằng ông/ bà cho đến khi họ đồng ý tahy đổi cách xưng hô.
Ngôn ngữ: Đa số sinh viên du học tại Ba Lan được cung cấp các chương trình học bằng tiếng Anh, vì vậy mà sinh viên quốc tế không nhất thiết phải biết tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu như bạn biết tiếng Ba Lan sẽ là một lợi thế.
Bạn nên học thêm tiếng Ba Lan để dễ dàng giao tiếp hằng ngày và dễ dàng gần gũi với văn hóa, con người nơi đây hơn.
Cơ hội việc làm
Học tập tại Ba Lan tại các trường chính quy, bạn sẽ được cấp visa và giấy phép cư trú để được đi làm thêm , giúp tích lũy được vốn sống và có thêm tienf sinh hoạt cho cuộc sống tại Ba Lan.
Thời gian 3 tháng hè là khoảng thời gian mà bạn có thể tập trung hoàn toàn cho công việc bởi không phải vướng bận việc học. Điều này sẽ giúp bạn có một trải nghiệm ý nghĩa hơn trong kì nghỉ.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm du học Ba Lan.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động, du học Nhật Bản, Châu Âu các bạn có thể liên hệ theo số Hotline: 0908.79.8386 để được tư vấn chi tiết.