Đối với các bạn học sinh, sinh viên có khả năng học tập mức vừa và khá thì Đức là một trong lựa chọn hàng đầu khi đi du học.
Vì vậy, bạn quan tâm các chương trình du học tại đây và liệu du học nghề Đức có định cư được không?
Để giải đáp được thắc mắc trên, các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Vietproud để biết được thêm nhiều thông tin cần thiết nhé!
Du học nghề Đức có được định cư không
Du học nghề Đức rất đa dạng và phổ biến tại Việt Nam, đặc biết là với một số ngành nghề như kỹ sư điện, điều dưỡng, dược,… Đức được biết đến là đất nước với nhiều trường đại học nổi tiếng và chất lượng dạy học cực kỳ tốt.
Không những vậy, chi phí học tập thấp và điều kiện tuyển sinh khá dễ nên thu hút rất nhiều sinh viên đến Đức để học tập.
Đặc biệt nếu trình độ tiếng Đức của bạn đạt tối thiểu B2 (có thể nghe hiểu và học tập hoàn toàn bằng tiếng Đức) trở nên thì cơ hội được miễn học phí sẽ là của bạn.
Vậy nếu đi du học nghề ở Đức có được định cư tại đây không? Câu trả lời là CÓ nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện về chính sách định cư tại đây.
Điều kiện để định cư tại Đức
Bạn cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây để được định cư tại Đức:
Đối tượng có thể định cư tại Đức: Người sở hữu thẻ cư trú thời hạn 5 năm trở lên (Người cư trú hợp pháp 5 năm tại Đức)
– Chứng minh tài chính đầy đủ chi trả được sinh hoạt phí
– Hoàn thành ít nhất 60 tháng quỹ bảo hiểm lương hưu (theo diện bắt buộc hoặc tự nguyện), hoặc đã tham gia ít nhất 1 quỹ bảo hiểm tương tự, Nếu là trường hợp nghỉ do ốm, bệnh hay sinh con sẽ được cân nhắc.
– Người lao động không vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn xã hội trong suốt thời gian sinh sống và làm việc ở Đức.
– Được cấp giấy phép lao động từ Phòng lao động ngoài nước hoặc Sở lao động (nếu bạn không phải là chủ lao động)
– Có đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi làm việc tại Đức như: giấy phép làm việc, bằng cấp,…
– Đảm bảo không gian sống của gia đình và cá nhân (diện tích tối thiểu khoảng 12 mét vuông, chưa gồm phòng bếp, nhà vệ sinh và nhà tắm…)
– Chứng chỉ tiếng Đức tùy theo yêu cầu của cơ quan làm việc hoặc nhà trường (thấp nhất là trình độ tiếng Đức B1)
– Có kiến thức cơ bản về quy định xã hội, pháp luật, các quan hệ xã hội.
Vì vậy, nếu bạn theo học hình thức du học nghề tại Đức thì sau khi học 3 năm và tốt nghiệp, bạn ở lại Đức làm việc tiếp 2 năm và thực hiện thủ tục đầy đủ theo quy định thì cơ hội định cư tại Đức sẽ cao.
Các hình thức định cư phổ biến tại Đức
Thẻ cư trú (Aufenthaltserlaubnis)
Thẻ cư trú hay còn gọi là thị thực dài hạn có thời hạn từ 6 tháng – 3 năm tùy vào lý do học tiếng, đoàn tụ người thân, học đại học hoặc hợp tác lao động.
Thẻ này sẽ do dở ngoại kiều cấp, khác với thị thực du lịch do đại sứ quán cấp chỉ có thời hạn từ 3 – 6 tháng.
Sau khi nhập cảnh và đăng kí hộ khẩu thường trú (Anmeldung) tại Đức, sở ngoại kiều sẽ xét duyệt đơn xin gia hạn visa của bạn.
Với các trường hợp đoàn tụ với vợ chồng hay người thân cũng cần bằng tiếng Đức ở trình độ B1, trước đây, chỉ cần trình độ A1 đã đủ điều kiện cấp thẻ cư trú dài hạn.
Còn nếu là trường hợp mẹ cos con với người đã nhập tịch thì chỉ được ở Đức đến khi con 18 tuổi. Sau đó người mẹ muốn tiếp tục ở Đức phải đảm bảo những điều kiện theo quy định.
Mỗi khi thẻ cư trú đến hạn, bạn cần cập nhật hồ sơ như hợp đồng làm việc, bảng lương hoặc khoản chứng minh tài chính tương ứng để tiếp tục gia hạn thẻ.
Hiện nay thành phố cho thời hạn thị thực dài nhất với sinh viên là 3 năm, đây là khoảng thời gian tối thiểu để học xong đại học.
Do lượng người xuất khẩu lao động và dân nhập cư nước ngoài tăng cao nên thời gian gia hạn thị thực cũng được kéo dài để các sở ngoại kiều giảm áp lực xử lý giấy tờ
Thẻ Xanh (Blauen Karte / EU)
Thẻ Xanh EU có thời hạn 4 năm là loại giấy phép cư trú tạm thời được chính phủ Đức cấp dành cho người có trình độ đại học trở lên. Mức lương tối thiểu sau thuế của bạn phải là 33.060 Euro/năm mới được cấp thẻ này.
Với những người thuộc nhóm ngành nước Đức cần nhân lực thì mức lương ít nhất là 25.800 Euro/năm là đủ điều kiện (mức lương này có tính tương đối).
Thẻ Xanh EU còn được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động cộng thêm 3 tháng nữa nếu hợp đồng lao động là dưới 4 năm. Bạn cũng có thể gia hạn thẻ thêm nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ sở ngoại kiều và sở lao động.
Nếu có thay đổi công việc đã đăng ký thì bạn cần xin cấp thẻ trong 2 năm đầu làm việc, có thông báo và giấy xin phép của 2 cơ quan trên. Thẻ xanh này có thể giúp bạn làm việc ở bất cứ đâu trong khối liên minh châu Âu.
Đối với các bạn trình độ Đại học trở lên, nếu làm việc đúng ngành tại Đức với mức lương tối thiểu như trên, trình độ tiếng Đức từ B1 trở lên, thời gian làm việc từ 21 tháng trở lên là có thể định cư tại đất nước này.
Còn nếu bạn nào có ý định du học Điều Dưỡng tại Đức, thì chỉ cần làm việc thêm 2 năm sau khi học 3 năm có trả lương tại đây là đủ điều kiện định cư tại Đức.
Thẻ định cư vĩnh viễn (unbefristete Niederlassungserlaubnis)
Cần đáp ứng một vài điều kiện sau nếu muốn được cấp thẻ định cư:
- Đảm bảo thu nhập cho gia đình và bản thân (nếu có)
- Đã sở hữu giấy phép lưu trú 5 năm (Aufenthaltserlaubnis)
- Không hưởng trợ cấp thất nghiệp hay trợ cấp xã hội
- Đã đóng đủ 60 tháng hưu trí (Gesetzlichen Rentenversicherung)
- Có trình độ tiếng Đức từ B1 trở lên
- Không đang bị án treo hay phạm tội ở Đức
- Có diện tích nhà ở từ 12m2/người trở lên
Một số trường hợp ngoại lệ được cấp thẻ định cư dài hạn
- Có trình độ đạt yêu cầu theo §9 AG điều 9 bộ Luật lao động Đức
- Có thẻ xanh (Blauen Karte / EU §19Abs.6 AG)
- Được phép ở lại vì lý do nhân đạo (§26Abs.3 und 4 AG)
- Tự hành nghề kinh doanh (§21Abs .4 AG)
- Là người gốc Đức hồi hương (§ 38 Abs.1Nr .1 AG)
- Có vợ/chồng quốc tịch Đức (§28Abs. 2S.1 AG)
Du học nghề Đức có được định cư không đã được giải đáp qua bài viết trên. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của chính mình.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động, du học Châu Âu các bạn có thể liên hệ theo số Hotline: 0908.79.8386 để được tư vấn chi tiết.
>>Xem thêm: Khám sức khỏe du học nghề Đức như thế nào?