Bạn có kế hoạch đi du lịch Đức, công tác hoặc thăm thân tại đây nhưng không biết việc xin visa có quy trình như nào? Xin visa Đức có khó không? Và cần chuẩn bị những gì khi xin visa?
Biết được nỗi lo lắng này của nhiều bạn, VietProud xin chia chia sẻ một số kinh nghiệm làm visa Đức qua bài viết dưới đây.
Đi đức có dễ không? (Xin visa đi Đức có dễ không?)
Câu hỏi này là câu hỏi làm rất nhiều người băn khoăn khi có ý định ghé thăm Đức. Việc xin visa tới quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào hồ sơ của mỗi cá nhân và thời gian bạn có thể dành ra bao nhiêu để làm các thủ tục, bổ sung hồ sơ tại Đại sứ quán.
Bạn cũng có thể tự tìm hiểu thông tin về quá trình thủ tục làm visa chi tiết rồi đưa ra đánh giá điều này.
Với nhiều người việc xin visa Đức không hề khó khăn, bởi giấy tờ của họ được chuẩn bị vô cùng đầy đủ.
Nhưng cũng có nhiều người bởi không đủ giấy tờ hồ sơ cần nộp hay không chính xác như yêu cầu mà bị từ chối.
Chính vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi nộp hồ sơ nếu không muốn mất nhiều thời gian và tiền bạc.
Tóm lại, đi Đức khó hay dễ còn phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện hồ sơ của mỗi đương đơn, và thời điểm nộp đơn của bạn.
Nếu tại thời điểm có nhiều đương đơn nộp đơn cùng một lúc thì bạn sẽ cần phải chờ đợi lâu hơn và thời gian xét duyêt cũng sẽ lâu hơn.
Hiện nay, cũng có các bên làm dịch vụ visa với thủ tục rõ ràng, thuận tiện hơn rất nhiều.
Để việc đi Đức trở nên dễ hơn thì các bạn có thể nhờ các bạn dịch vụ hỗ trợ, điều đó bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và khả năng hoàn thiện hồ sơ cũng sẽ tốt hơn.
Kinh nghiệm xin visa đi Đức
Có kế hoạch rõ ràng khi xin visa Đức:
Trong khi visa một vài nước như Úc hay Mỹ thời hạn sử dụng từ 1 năm đến 3 năm thì visa Đức có thời gian lưu trú ngắn hơn hẳn.
Bạn xin bao nhiêu ngày trong hồ sơ xin visa thì cơ quan Lãnh sự cấp cho bạn bấy nhiêu ngày. Vậy nên bạn cần phải xác định kế hoạch chi tiết khi tới Đức.
Khi có visa, bạn cần đi trong thời gian đã định và nếu không, visa sẽ hết hạn.
Tùy từng mục đích mà visa sáng Đức xin cũng khác nhau
Với các mục đích như thăm thân, công tác, du lịch thì sẽ được cấp các loại visa ngắn hạn. Nếu đi công tác thì cần có thư mời của công ty đối tác của bạn ở Đức.
Nếu đi thăm thân thì cần giấy mời hoặc thư bảo lãnh của người thân đang sinh sống bên Đức.
Nếu đi du lịch thì cần giấy mời từ công ty du lịch tại Đức. Tránh trường hợp bị từ chối đáng tiếc tốn thời gian và tiền bạc thì bạn cần chuẩn bị đúng loại hồ sơ để xin visa Đức.
Chứng minh sẽ quay lại Việt Nam bằng các bằng chứng nhiều nhất
Tổng lãnh sự quán / Đại sứ quán chỉ cấp visa Đức khi chắc chắn người xin visa sẽ rời khối Schengen đúng thời hạn.
Bởi có rất nhiều người xin visa sang Đức rồi ở lại một cách hợp pháp, tìm kiếm việc làm tại đây hay di chuyển qua quốc gia khác ngoài Đức.
Tổng lãnh sự quán / Đại sứ quán đưa ra các phán đoán liệu khi visa hết hiệu lực bạn có khả năng quay trở lại Việt Nam hay không?
Họ có quyền nghi ngờ bạn có mang đến mối nguy nào cho quốc gia của họ không.
Bạn hãy cung cấp đầy đủ chứng cứ ràng buộc của bạn tại Việt Nam nhiều nhất, bạn sẽ quay trở lại Việt Nam và đến Đức đúng theo hạn visa. Các chứng cứ bạn có thể cung cấp như:
- Bằng chứng ràng buộc về gia đình tại Việt Nam: con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ, vợ/ chồng,…
- Bằng chứng về công việc: công việc, việc làm ổn định
- Bằng chứng về mặt kinh tế: Các tài sản có giá trị lớn, thu nhập bổ sung thường xuyên như cho thuê hay sở hữu bất động sản,…
- Từng đi visa các nước thuộc khối Schengen như Đức hay các nước Châu Âu khác đúng quy định visa
Thông tin cung cấp và hồ sơ có tính trung thực cao
Nếu bạn cung cấp giấy tờ giả mạo và bị cơ quan Lãnh sự phát hiện thì bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vậy nên hãy đảm bảo rằng trung thực với thông tin bạn cung cấp, giờ tờ hồ sơ của bạn là thật.
Thủ tục, hồ sơ xin visa đi Đức
Đối với trường hợp đi du lịch:
Chứng minh thân nhân
- Tờ khai xin visa du lịch theo mẫu
- Hộ chiếu (còn hiệu lực 6 tháng)
- Ảnh thẻ: 5 x 4.5 (phông trắng, chụp trong 6 tháng)
- Chứng minh thư/ căn cước công dân (bản sao, công chứng)
- Giấy đăng kí kết hôn/ ly hôn bản sao công chứng (nếu có)
- Chứng minh tài chính: Các giấy tờ sở hữu bát động sản, bản sao kê tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm thời điểm hiện tại ít nhất 100 triệu VNĐ,…
Chứng minh công việc
- Chủ doanh nghiệp: Giấy đăng kí kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương, hóa đơn nộp thuế ít nhất 3 tháng (nếu có)
- Nhân viên: Có xác nhận của công ty về đơn xin nghỉ phép, thăm thân hoặc hợp đồng lao động
- Người hưu trí: Biên lai lương hưu và giấy xác nhận hưu trí
- Sinh viên: Thẻ sinh viên, giấy xác nhận của trường là sinh viên
Chứng minh tài chính:
- Sao kê sổ tiết kiện ngân hàng có số dư ít nhất là 20.000 USD, đã gửi tối thiểu 3 tháng
- Bạn có thể bổ sung các giấy tờ khác như giấy tờ nhà đất, chứng khoán, xe,…
Lịch trình chuyến đi:
- Lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng khi tới Đức
- Xác nhận đặt phòng khách sạn tại Đức và đặt vé máy bay khứ hồi
- Bảo hiểm du lịch ít nhất 000 EURO trong thời gian cư trú, điều trị y tế tại Đức.
Đối với trường hợp đi Đức thăm thân
Ngoài các giấy tờ trên bạn cần cung cấp thêm một số giấy tờ sau:
- Hộ chiếu người mời (bản sao)
- Thư mời của bạn bè/ người thân bên Đức
- Thẻ cư trú (chính quyền địa phương xác nhận)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân thích (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,…)
Đối với trường hợp đi công tác
Bạn cần bổ sung một vài giấy tờ sau để hoàn thành thủ tục xin visa:
- Bản chính thư mời của công ty tại Đức
- Giấy phép kinh doanh của công ty mời, các giấy tờ liên quan
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ 2 công ty: hình ảnh, email,…
- Quyết định của công ty tại Việt Nam cử đi công tác
Trên đây là bài viết chi tiết về thắc mắc đi Đức có dễ không. Hi vọng qua bìa viết này các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động, du học Nhật Bản, Châu Âu các bạn có thể liên hệ theo số Hotline: 0908.79.8386 để được tư vấn chi tiết.
>>Xem thêm: Nên đi du học Đức hay Pháp: Ưu, nhược điểm