1. GIỚI THIỆU
Cộng Hoà Liên Bang Đức là một trong các nước công nghiệp hoá nhiều nhất trên thế giới, nằm ở giữa châu Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch, Ba Lan, Cộng hoà Czesk, Áo, Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan Ở phía bắc, nước Đức nằm giáp ranh với biển Baltic và Bắc Hải.Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin; một số trụ sở của các bộ liên bang nằm tại Bonn. Nước Đức có tất cả 16 tiểu bang. Các thành phố lớn nhất của nước Đức là Berlin, Hamburg, München, Cologne, Frankfurt, Dortmund, Essen, Stuttgart và Düsseldorf.
Đức vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của nước này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% – 3% dân số Đức làm việc trong ngành này.
Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 2.271 tỉ Euro, Đức là nước công nghiệp với nền kinh tế quốc gia lớn thứ 3 thế giới.
Ẩm thực ở Đức rất đa dạng và thay đổi tùy theo vùng. Ẩm thực Đức nổi tiếng trước tiên là các món ăn “nặng” như giò heo luộc
với bắp cải ngâm chua (Sauerkraut). Ở phía Nam người ta còn dùng nhiều mì sợi các loại. Các món ăn đặc sản còn có xúc xích
trắng (Weißwurst) ở Bayern hay bao tử heo (Saumagen) ở vùng Pfalz. Ngoài ra người Đức rất yêu thích bia (cũng khác nhau tùy theo vùng) và rượu vang. Vì theo điều kiện khí hậu nên trồng và uống rượu vang phổ biến ở phía Tây và Nam của Đức nhiều hơn là ở phía Bắc và Đông.
Đức là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, cũng như những đức tính kỉ luật vô cùng nghiêm khắc và quy tắc. Vì vậy mà người Đức có những quy tắc bất di bất dịch và rất rõ ràng khiến nhiều người hơi bất ngờ khi làm quen với cuộc sống tại Đức: Với người Đức việc đúng giờ đối với bất kì ai cũng đều tuân thủ, và nó trở thành một thói quen bất di bất dịch, khi bạn thực hiện việc đúng giờ có nghĩa bạn tôn trọng đối phương, cũng như đó là phép lịch sự tối thiểu mà người Đức nào cũng phải có. Vậy nên hãy luôn là người đúng giờ.
2. VISA LAO ĐỘNG
Theo điều 16d khoản 1 luật cư trú. Công nhận cấp thị thực cho người lao động có tay nghề đào tạo tại nước ngoài.Trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.
Điều kiện:
– Ngành bếp: Bằng cấp tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại họ và kinh nghiệm trên 2 năm (thể hiện trên bảo hiểm) hoặc có chứng chỉ tiếng Đức A2.
– Các ngành khác như khách sạn, sản xuất chế tạo, cơ khí sửa chữa, … có bằng trung cấp trở lên (18 tháng) + Bằng tiếng A2.
Lưu ý:
– Khi xin visa lần đầu bạn sẽ được cấp visa 24 tháng.
– Sau khi hết hạn có thể gia hạn 12 tháng
3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
- TƯ VẤN, ĐĂNG KÝ HỒ SƠ: 01 TUẦN
- KIỂM TRA, DỊCH THUẬT, GỬI HỒ SƠ: 02 – 02 TUẦN
- CHUYỂN ĐỔI HỒ SƠ, CẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG: 02 – 03 THÁNG
- NHẬN HỒ SƠ CHUYỂN ĐỔI, HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (BẢN GỐC): 02-04 TUẦN
- NỘP HỒ SƠ, HĐ LAO ĐỘNG, PHỎNG VẤN ĐSQ: 03-04 TUẦN
- NHẬN KẾT QUẢ: 3-5 NGÀY
- TỔNG THỜI GIAN DỰ KIẾN 05 – 06 THÁNG
4. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ GÌ?
– Sơ yếu lý lịch bản tiếng Đức
– Bằng tốt nghiệp TC, CĐ (bản gốc)
– Hộ chiếu ( hạn còn 03 năm trở lên)
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2
– Ảnh thẻ 4×6 8 ảnh phông trắng
– Chứng chỉ tiếng Đức A2 hoặc bảo hiểm xã hội (trên 02 năm)
– Kết quả khám sức khoẻ tại bệnh viện
5. LỘ TRÌNH TÀI CHÍNH
- Bước 1: Ký hợp đồng tư vấn và Đăng ký hồ sơ
- Bước 2: Đỗ phỏng vấn và Dịch thuật hồ sơ
- Bước 3: Nhận hợp đồng lao động và nhận Visa
- Lưu ý : Chi phí trên chưa bao gồm vé máy bay .
6. ĐÀO TẠO KỸ NĂNG
– Tiếng Đức: Nếu bạn chưa biết tiếng hoặc mới đạt trình độ tiếng Đức trình độ A1 bạn có thể tham gia khoá đào tạo tiếng Đức A2 cơ bản thi và cấp chứng chỉ.
– Học nghề: Nếu bạn chưa có tay nghề hoặc yếu tay nghề bạn có thể tham gia khoá học kỹ năng tay nghề để đảm bảo về kỹ năng khi làm việc tại Đức
7. CHI PHÍ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG
– Đào tạo quy trình phỏng vấn
– Đào tạo tiếng Đức trình độ A2
– Đào tạo Kỹ năng tay nghề
– Tổng chi phí đào tạo khoảng 50 – 60 triệu
8. NHÀ Ở TẠI ĐỨC
Tiền thuê nhà là chi phí lớn nhất” Tùy thuộc vào căn hộ bạn thuê mà mức giá sẽ khác nhau, thông thường vị trí ở gần trung tâm bạn sẽ phải trả từ 210 – 360 EUR/ tháng. Do đó, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hãy ở ký túc xá hoặc thuê căn hộ chung
9. PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
Tại Đức phương tiện di chuyển phổ biến nhất là ô tô, tuy nhiên những cư dân thành thị ở các thành phố lớn thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tại Đức để đi lại, trong đó có xe bus và tuyến tàu lửa địa phương như hệ thống tàu điện ngầm U-Bahn, tàu ngoại ô (S-Bahn) và tàu điện trêm mặt đất, hay còn gọi là Tramway,(Strassenbahn).
Xe đạp điện hiện nay là phương tiện giao thông ở Đức phổ biến được nhiều sinh viên và học sinh lựa chọn để di chuyển trong nội thành thành phố. Bởi vì xe đạp là phương tiện giao thông vô cùng thân thiện với môi trường và bạn không cần trả thêm các loại phí như tiền xăng dầu hay tiền bảo hiểm, hơn nữa xe đạp còn giúp bạn thuận tiện di chuyển trong các đường nhỏ hay ngõ ngách trong nội thành và đạp xe cũng tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng xe Bus xe điện hay có thể đi ô tô theo hình thức xe ghép taxi.