Nhiều lao động sau khi sang Nhật Bản sinh sống và làm việc, do có thành tích làm việc tốt nên họ có thể được visa vĩnh trú tại Nhật.
Cuộc sống tại làm việc tại Nhật khiên shoj hài lòng và luôn có mong muốn được đưa người thân (bố/mẹ, vợ/chồng, con cái, bạn bè) qua du lịch, công tác hoặc đoàn tụ.
Tuy nhiên họ còn nhiều băn khoăn, chưa hiểu rõ được điều kiện và quy trình để đưa người thân đi Nhật theo diện bảo lãnh.
Bài viết dưới đây, Vietproud sẽ chia sẻ với các bạn cụ teher đối tượng, điều kiện, thủ tục và những lưu ý để bạn có thể tự tin bảo lãnh người thân sang Nhật.
Đối tượng được bảo lãnh người thân đi Nhật
Đối tượng bảo lãnh người thân đi Nhật diện thăm thân hiện nay Nhật Bản chỉ cấp phép cho nhóm đối tượng thuộc visa: du học, giáo sư, nghệ thuật, tôn giáo, đầu tư – kinh doanh, truyền thông báo chí, y tế, nghiên cứu, nghiệp vụ luật – kế toán, giáo dục, kĩ thuật, kỹ năng, chuyển trụ sở công tác, hoạt động văn hóa nghệ thuật, các ngành nghề liên quan tới nghiệp vụ quốc tế – nhân văn.
Đối tượng được bảo lãnh sang Nhật chỉ được cấp visa ngắn hạn, có thời gian 3 tháng, bạn cần gia hạn thời gian cư trú tại Nhật nếu muốn tiếp tục ở lại Nhật sau hạn 3 tháng.
Dưới đây là đối tượng được bảo lãnh sang Nhật:
– Là người có quan hệ huyết thống trong 3 đời với người được bảo lãnh
Điều kiện, thủ tục bảo lãnh
Bảo lãnh người thân được chia thành 2 loại: Visa thăm thân và Visa đoàn tụ.
Điều kiện bảo lãnh:
Visa thăm thân | Visa đoàn tụ | |
Thời hạn visa | Thời hạn visa: 90 ngày | Có thời hạn bằng với thời hạn visa người bảo lãnh |
Thời gian lưu trú lưu trú tối đa: 90 ngày | ||
Những đối tượng có thể bảo lãnh |
Đối tượng có visa: du học, giáo sư, nghệ thuật, tôn giáo, đầu tư – kinh doanh, truyền thông báo chí, y tế, nghiên cứu, nghiệp vụ luật – kế toán, giáo dục, kĩ thuật, kỹ năng, chuyển trụ sở công tác, hoạt động văn hóa nghệ thuật, các ngành nghề liên quan tới nghiệp vụ quốc tế – nhân văn. |
Đối tượng có visa lao động Đối tượng có visa du học (là những người có tư cách lưu trú tại Nhật) |
Đối tượng có quốc tịch Nhật Bản hoặc visa vĩnh trú |
||
Những đối tượng được bảo lãnh | Những người có quan hệ huyết thống 3 đời (có chứng minh quan hệ) | Vợ/ chồng đã đăng ký kết hôn và con cái (bao gồm cả con ruột và con nuôi có giấy tờ hợp pháp) |
Bạn bè hoặc người thân (có chứng minh quan hệ). | ||
Điều kiện | Người bảo lãnh cần chứng minh bản thân là người có năng lực kinh tế (thu nhập từ 180.000 JPY/ năm. Không được chậm đóng thuế |
Người bảo lãnh cần chứng minh bản thân là người có năng lực kinh tế (thu nhập từ 180.000 JPY/ năm. Không được chậm đóng thuế |
Thời gian lưu trú tại Nhật ít nhất 1 năm Du học sinh cần có số dư tài khoản đủ chi trả chi phí sinh hoạt ít nhất 6 tháng |
Du học sinh cần có số dư tài khoản đủ chi trả chi phí sinh hoạt cho gia đình ít nhất 6 tháng Nếu bạn được nhận học bổng trong quá trình học tập, thì giấy tờ chứng minh học bổng được nhận hằng kỳ cũng có thể chứng minh tài chính cho bạn |
|
Người được bảo lãnh sang du lịch thì sẽ không được tham gia làm việc. | Người bảo lãnh cần chứng minh được khả năng tài chính của bản thân có thể nuôi được người mà họ bảo lãnh sang. Vì vậy hồ sơ bảo lãnh cần có giấy tờ chứng minh tài chính. |
Thủ tục bảo lãnh:
Để có thể được bảo lãnh sang Nhật Bản, các bạn cần phải làm đầy đủ các thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh ở Nhật Bản. Cụ thể tục tục như sau:
Thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam:
- Bạn cần thực hiện các thủ tục ở cơ quan quản lý xuất – nhập cảnh công an tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương nơi bạn đang sinh sống.
- Chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) sẽ được xuất trình trực tiếp hoặc nếu nộp hồ sơ dán tiếp qua bưu điện thì bạn sẽ xuất trình ảnh chụp
- Người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục quản lý xuất – nhập cảnh – Bộ Công An trong trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp.
Thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:
Bạn cần xin visa để được nhập cảnh vào Nhật Bản. Nếu đối tượng sang Nhật ở quá 90 ngày hoặc sang làm việc với mcuj đích kiếm tiền thì phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trsu tại Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp.
Hồ sơ cần nộp tại Đại sứ quán Nhật Bản bao gồm:
– Tờ khai xin cấp visa (theo mẫu có sẵn)
– Hộ chiếu
– 1 ảnh 4,5 x 4,5cm
– Bản photo tài liệu liên quan đến tư cách lưu trú như:
+ Giấy phép nhập học (đối với người đi học tiếng, du học)
+ Bản hợp đồng, giấy báo trúng tuyển (đối với người đi lao động động kỹ thuật, kỹ năng)
Lưu ý
Những người có visa đoàn tụ gia đình có tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương không được phép lao động có mục đích sinh lời tại Nhật Bản khi chưa có đăng ký lao động.
Tuy nhiên bạn có thể đi học tự do ở các trường tiếng, trường đại học, hoặc trường nghề,…
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký lao động, thì visa của người được bảo lãnh sang Nhật sẽ được đóng dấu được phép làm thêm tối đa 28 tiếng/ tuần vào sau thẻ lưu trú. Khi đó bạn sẽ được làm việc hợp pháp tại Nhật.
Tuy nhiên bạn cần làm việc đúng với số giờ đã quy định, nếu làm quá giờ quy định bạn sẽ bị cục cảnh sát/ cục xuất nhập cảnh truy quét sẽ bị xử lý nặng nhất là trục xuất khỏi Nhật Bản.
Bạn sẽ được làm việc không giới hạn số giờ và cũng không cần phải đăng ký với cục xuất nhập cảnh khi người bảo lãnh cho bạn là người có visa vĩnh trú hoặc người có quốc tịch Nhật.
Trên đây là bài viết “Đi Nhật theo diện bảo lãnh”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tham gia các chương trình XKLĐ Nhật Bản các bạn có thể liên hệ số hotline: 0986.120.111 để được tư vấn chi tiết.
>>Xem thêm: Đi Nhật không cần học tiếng? Đâu là sự thật